Wednesday, January 15, 2014

40 năm Hải chiến Hoàng Sa: tại sao chưa ghi vào sử sách chính thống


2. Nhìn nhận và đánh giá từ mốc son 19 tháng 1 năm 1974

Mặc dù phải chịu nhiều áp lực từ sau Hiệp định Paris 1973: đồng minh rút về nước, CSBV từng bước len lỏi vào miền Nam Việt Nam hòng xóa bỏ chế độ Cộng Hòa nhưng Quân lực VNCH vẫn không quên trách nhiệm của người lính là bảo vệ bình yên cho dân, cương quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đập tan âm mưu bành trướng của giặc phương Bắc. Sự hy sinh của các chiến sỹ Hải Quân Quân lực VNCH ngày 19 tháng 1 năm 1974 ở Hoàng Sa càng thêm rạng ngời, đẹp đẽ trước sự hèn nhát của CSBV đã và đang để Trung Cộng từng bước lấn chiếm lãnh thổ biển đảo ngày hôm qua và hôm nay mà chưa một lần dám lên tiếng. Một đội quân tự mênh danh là "quân đôi nhân dân anh hùng, chiến thắng 2 đế quốc hùng mạnh là Pháp và Mỹ" lại hoàn toàn im lặng là vì lẽ gì????

Vay nợ Trung Quốc từ năm 1950 chưa trả hết, CSBV lại nhờ Trung Quốc giúp đỡ để tấn công vào miền Nam Việt Nam đánh VNCH. Hai lý do này buộc chính quyền CSBV phải tán thành quyết định về lãnh hải của Trung Quốc và triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Trung Quốc đã nhiều lần xâm lăng Việt Nam, phá hủy, băng hoại nền văn hóa Việt Nam. Còn trong lịch sử chiến tranh Thế giới những nước thua trận đã được Hoa Kỳ viện trợ và đều trở thành cường thịnh sau đó. Sự đối nghịch giữa ánh sáng và tăm tối, lạc hậu và văn minh đã quá rõ...vậy mà CSBV lại lựa chọn con đường ít ai lựa chọn. Nếu miền Bắc và miền Nam lúc đó bắt tay nhau để đi vào Liên Hợp quốc theo đề nghị của Liên Xô năm 1957 thì Trung Quốc chắc chắn không thể dễ dàng tiến chiếm Hoàng Sa. Cuộc chiến tranh mà CSBV cố gắng đào sâu với chiêu bài "chống Mỹ cứu nước" đã khiến đất nước chia ly, điêu linh, miền Bắc đói nghèo suốt 20 năm và miền Nam thì gồng mình để bảo vệ nền tự do dân chủ bao năm xây dựng. Bám vào kẽ hở đó, Trung Quốc bất ngờ đánh chiếm Hoàng Sa, làm cái việc mà tổ tiên họ nhăm nhe bao năm chưa làm được. Phải thừa nhận rằng Trung Quốc đã đầu tư lớn cho cuộc chiến tranh Việt Nam, khiến món nợ của CSBV ngày càng trở nên kếch xù không thể trả nổi, còn Trung Quốc thì từng bước nuôi dưỡng ý đồ xâm lăng bờ cõi Việt Nam. Thế nên việc bán đất trả nợ là tất yếu và đó là lý do CSBV đã im re trong cuộc xâm lăng Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974 và kể cả hôm nay. Mảnh đất miền Nam màu mỡ luôn khiến Trung Quốc thèm thuồng mà Hoàng Sa là cánh cửa bước vào thực hiện ý đồ xâm lăng xuống phía Nam và Biển Đông.

Khác với miền Bắc, VNCH tại miền Nam Việt Nam là quốc gia chịu sự giúp sức và viện trợ bởi Tư sản Quốc tế hùng mạnh là Mỹ. Sau năm 1954, Mỹ thay Pháp giúp Chính phủ Quốc gia Việt Nam, sau này là VNCH xây dựng miền Nam Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh chống lại chế độ cộng sản đang hình thành ở miền  Bắc. Trước cuộc chiến tranh của Bắc Việt với tên gọi "chống Mỹ cứu nước" Mỹ liên tục tiếp viện cho miền Nam Việt Nam về mọi mặt, mà lúc này phía Bắc Việt đang được sự tiếp sức của Trung Quốc và Liên Xô. Tuy nhiên trong chiến lược chính trị của mình Mỹ hoàn toàn không muốn hai quốc gia "cộng sản to đầu" là Trung Quốc và Liên Xô có cơ hội lại gần nhau, bằng mọi cách Mỹ phải đẩy xa mối quan hệ thân cận này và một trong những cách đó là thân với Trung Quốc. Hiệp định Paris 1973 đánh dấu hành động này của Mỹ, Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, để lại VNCH một mình đơn độc chống lại Bắc Việt lúc này đang được ông lớn Trung Quốc tiếp sức mạnh mẽ. Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, với các thiết bị khoa học hiện đạ của mình Mỹ thừa sức để biết việc chuyển quân của Trung Quốc trên biển Đông, biết được việc thả ngư lôi của Trung Quốc từ đảo Hải Nam, thậm chí vào thời điểm diễn ra Hải chiến tàu Mỹ đang di chuyển ở Hoàng Sa, họ đã làm ngơ để Hải Quân VNCH lâm nạn trên biển.

Xét đến cùng kể cả Cộng sản Quốc tế hay Tư bản Quốc tế cũng chỉ xem Việt Nam như miếng mồi ngon trong chiếc bánh bá quyền của họ. Cuộc chiến "chống Mỹ cứu nước" đã thỏa ước nguyện của CSBV để rồi được gì? Hàng triệu sinh mạng thanh niên, đồng bào cả nước bỏ lại trong cuộc chiến cuối cùng đất và biển đảo lại rơi vào tay "người anh em" Trung Quốc. CSVN chắc chắn đã nhận ra bộ mặt của "người anh em" và hành động của họ. Và chỉ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đã nhận ra thêm một điều nữa là để Việt Nam tiến bộ chỉ có cách: theo Mỹ. Bởi vậy ngay sau 75 cho đến hôm nay họ trơ trẽn nhờ Mỹ, một đế quốc vừa bị họ "đánh", giúp chính là vì sự thừa nhận sai lầm trong quá khứ. Nhưng thừa nhận không đi liền với thay đổi, CS ngày càng thế hiện cách cầm quyền toàn trị của mình. Cuộc chiến kéo dài 20 năm, "bên thắng cuộc" thì ca ngợi vinh danh, còn "bên thua cuộc" thì nhận những vết đen hoen ố. Và sai lầm cứ nối tiếp sai lầm....Hải chiến Hoàng Sa là trận chiến vinh danh sức chiến đấu và chính nghĩa VNCH những lại phơi bày bộ mặt của CS. Chính vì thế nó đã bị vùi chôn 40 năm, không sử sách chính thống ghi nhận.

Nhưng nhiều ngày trong tháng 1 năm 2014 vừa qua, báo đài trong và ngoài nước đã không ngừng nhắc tới trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 như một lời nhắc nhở rằng cái gì thuộc về chính nghĩa thì mãi mãi tồn tại. Chỉ lạ lùng là Trung Quốc lâu nay vẫn tưởng niệm chiến sỹ của họ mà người lính Việt Nam đã hy sinh quên mình để bảo vệ chủ quyền đất nước vẫn chưa một lần được vinh danh chính thống như biết bao anh hùng liệt sỹ Việt Nam chỉ vì họ là lính của bên thua cuộc. Đến nay họ vẫn chỉ được ghi ơn bằng sự truyền miệng của đồng đội một thời, của người Việt ái quốc trong và ngoài nước. Đã đến lúc lịch sử cần phải công bằng, nhìn nhận và đánh giá họ, trả về họ danh dự người lính, ghi danh họ vào sử sách chính thống để thế hệ sau tự hào về họ - những người chiến sỹ hải quân Quân lực VNCH với người chỉ huy dũng cảm Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của anh.

Xin tất cả người Việt Nam trong nước và hải ngoại hãy cùng thắp nén nhang lòng tưởng nhớ tới các anh và ghi nhớ trận Hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974 như một bản anh hùng ca bất tử trong lịch sử anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Ozzie Nguyen

(Bài viết được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)



No comments:

Post a Comment