Sunday, April 19, 2015

Tử chiến giờ thứ 25....trận chiến cuối cùng của những người lính quả cảm

Tại mặt trận miền Đông, sau ngày Sư đoàn 18 Bộ binh và Lữ đoàn 1 Nhảy Dù rút lui an toàn về Bà Rịa, Quân đoàn 3 đã tái phối trí các phòng tuyến mới. Sau khi chỉnh đốn lại đơn vị, Sư đoàn 18 Bộ Binh được giao trách nhiệm phòng thủ tuyến phía Đông Sài Gòn, từ kho đạn thành Tuy Hạ tới Tổng kho Long Bình. Tỉnh Phước Tuy và đặc khu Vũng Tàu, trong đó có Quốc lộ 15 được Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, Sư đoàn 3 Bộ Binh phối hợp với các lực lượng Địa phương quân và Nghĩa quân của Phước Tuy và Bình Thuận di tản từ miền Trung tới. Tỉnh Biên Hòa phi trường do Lực lường III Xung kích của Chuẩn tướng Trần Quang Khôi được tăng phái thêm 2 Lữ đoàn 147 và 258 Thủy Quân Lục Chiến phòng thủ. Từ ngày 28/4/1975 để bảo vệ thành phố Biên Hòa, Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù bố trí trong phi trường giữ mặt Bắc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3. Về phía Bắc Sài Gòn có Sư đoàn 25 Bộ Binh của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá được tăng phái thêm 2 Liên đoàn 8 và 9 Biệt Động Quân, trách nhiệm Tây Ninh và Củ Chi-Hậu Nghĩa. Mặt trận phía Bắc tỉnh Bình Dương là trách nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ Binh của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ.

Phòng tuyến phía Nam Sài Gòn là Long An có Sư đoàn 22 Bộ Binh từ Bình Định di tản tới phối hợp với Lực lượng 99 Tuần thám Ngăn Chặn của Hải Quân.

Tương quan lực lượng: Phía VNCH lúc này chỉ có Sư đoàn 5, 18, 22, 25 Bộ Binh, 2 Lữ đoàn 1 và 4 Nhảy Dù, Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Lực lượng III Xung kích, Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù, 4 Liên đoàn Biệt Động Quân, 625 chiến xa đủ loại, 400 pháo, 240000 người. Phía CSBV; 15 lộ quân với 280000 người gồm 15 Sư đoàn Bộ Binh, 5 Lữ đoàn Biệt Lập, 4 Lữ đoàn Thiết Giáp, 6 Trung đoàn đặc công. Tất cả được trang bị đầy đủ vũ khí đạn dược.


Tại Long Bình, sáng ngày 29/4/1975, Tiểu đoàn 43 thuộc Liên đoàn 4 Biệt Động Quân do Thiếu tá Xẻn làm trung đội trưởng được lệnh của Biệt Khu Thủ Đô tăng phái phòng thủ Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Lúc đó Trường Quân Vận đối diện trung tâm Huấn luyện Quang TRung cũng đã mất, nên chiến xa của CS bắt đầu tấn công Trung tâm. Không chỉ có tân binh quân dịch, mà Trung tâm lúc đó còn có một Tiểu đoàn Biệt Động Quân với hơn 500 người. Tối 29/4/1975 quan hệ thống truyền tin của Tiểu đoàn 43 BĐQ mới biết Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô đã bỏ chạy chỉ còn các sỹ quan cấp úy ở lại. Tuy nhiên trên các mặt trận lính vẫn chiến đấu không ngừng nghỉ. Tại Biên Hòa, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Cách Dù, các chiến đoàn thuộc Lực lượng III Xung Kích đã ngăn chặn CS tại các phòng tuyến. Tại Bộ Chỉ huy Thiết Giáp trong trại Phù Đổng, cũng là nơi đặt Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 từ Biên Hòa di tản về và Trung tâm Hành quân Bộ Tổng tham mưu gần như không còn đại bàng để nhận tin chiến trường và quyết định lệch lạc. Đến 22h30' ngày 29/4/1975 Tướng Nguyễn Hữu Có (vừa được Tổng thống Dương Văn Minh gắn cho cái lon Trung tướng) lên máy ra lệnh cho Sư đoàn 18 Bộ Binh của Tướng Lê Minh Đảo và Lực lượng III Xung Kích của Tướng Khôi giữ vững phòng tuyến để rạng sáng ngày 30/4/1975 sẽ hòa giải với CS. Nhưng 23h45' đêm 29/4/1975 CSBV đã không hòa hợp mà tấn công dữ dội bằng bộ binh và chiến xa khắp các phòng tuyến. Hai bên giao tranh quyết liệt nhất là tại phòng tuyến do lực lượng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Chiến đoàn 315 của Trung tá Đỗ Đức Thảo.

2h sáng ngày 30/4/1975 phòng tuyến Sư đoàn 18 Bộ Binh của Tướng Đảo tại Long Bình đã tràn ngập CS. Từ 6h30 sáng ngày 30/4/1975, CS pháo kích hỏa tiễn 122 ly vào khu dân cư đông đúc làm nhiều đồng bào bị thương vong. Trên các đường phố chiến xa của CSBV đã xuất hiện bắn vào Bệnh viện Vì Dân tại Ngã tư Bảy Hiền nhưng bị Biệt Cách Dù dùng đại bác M90 ly không giựt, trong vòng 15ph bắn cháy 6 chiếc T54, PT76. 9h30 sáng ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh ra lệnh cho Chiến đoàn 3 Biệt Cách Dù đang tử chiến với CSBV phải ngưng đánh nhau để chờ đầu hàng. Tuy nhiên nhiều toán không tuân lệnh cự chiến đến cùng, sau đó tự tử tập thể bằng lựu đạn vào giờ thứ 25.

Khi người lính tiếp nối nhau ngã gục trên chiến trường để bảo vệ từng tấc đất quê hương, bảo vệ thủ đô Sài Gòn thì tại Cơ quan DAO và Tòa Đại sứ Mỹ gần hết tướng lãnh bỏ chạy. Tất cả dẫm đạp lên nhau để hòng kiếm một chỗ chạy ra khỏi nước trốn CS, không còn ai thèm để tâm tới tư cách, thể diện  hay gì nữa. Sài Gòn náo loạn khắp nơi. Các tòa đại sứ lần lượt đóng cửa, nhiều hãng máy bay ngưng hoạt động. Hòn Ngọc Viễn Đông như đã chết. 9h30' sáng ngày 30/4/1975 khi cả Sài Gòn đang mê tỉnh trong cơn hấp hối thì Dương Văn Minh vì quá tin lời của bọn thân Cộng lợi dụng chức vụ của mình ép Quân lực VNCH buông súng trong khi tất cả còn đang tử chiến với giặc một lòng vì tổ quốc. Phút cuối cùng còn một số đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Biệt Cách Dù... không nghe lệnh, chặn đánh CS trên các đường phố Hồng Thập Tự, Thị Nghè, Đại lộ Thống Nhất. Họ đã chiến đấu vì danh dự của Quân lực VNCH.

Cũng vào giờ phút mà Dương Văn Minh bị còng tay gục đầu thì tại Bộ Quốc Phòng Trung tá Nguyễn Văn Cung thuộc Sư đoàn 18 Bộ Binh khi nghe tin đầu hàng đã tự sát. Nhiều lính dù cũng dùng súng M16 kết liễu tuổi trẻ oai hùng trước Tổng Cục Chiến tranh Chính trị. Tại Trại Hoàng Hoa Thám, một toán lính Nhảy Dù nắm tay thành vòng tròn rồi mở chốt lựu đạn để chết cùng nhau. Các tướng lãnh Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Hai... cũng quyên sinh khi thành mất.


Đó mãi là những hình ảnh đẹp, đi sâu vào tâm khảm mỗi người dân miền Nam Việt Nam và trong trang sử hào hùng của dân tộc. Sài Gòn đã chết từu đó, dân chúng thành đô dửng dưng trước chủ mới còn những kẻ xu thời thì bám víu thời cơ tung hô. Họ đổ xô tới chiêm ngưỡng "những anh hùng cách mạng" mà nhiều năm họ đã không ngớt ca tụng không tiếc lời. Sự thật nhiều năm che giấu cũng dần lộ sáng. Thế giới bắt đầu tỉnh ngộ và nhìn thẳng vào sự thật. CSHN đã chiến thắng nhờ tuyên truyền, và thổi phồng bịa đặt các huyền thoại chính trị mà hầu hết đều là chuyện trên trời. Nhờ vậy chúng mới dụ dỗ lừa phỉnh được nhiều trí thức nhà báo trong và ngoài nước góp phần vào chiến thắng đó.

Trong quá khứ hay hiện tại người Mỹ cũng chỉ nghĩ đến quyền lợi của quốc gia mình. Thế nên để đem được quân vào Việt Nam người Mỹ đã phải giết một tổng thống dân cử của bản xứ. Và để rút quân an toàn về nước sau khi đã đạt được mục tiêu về kinh tế họ đã dùng áp lực quân sự bắt buộc đồng minh của mình ký vào hiệp ước giả mạo phi luân, bán đứng quốc gia Việt Nam, chôn vùi tương lai của dân tộc Việt Nam trong bàn tay CS đệ tam quốc tế.

(Bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu)

Ozzie Nguyen

No comments:

Post a Comment