1. Bối cảnh và diễn biến cuộc hải chiến lịch sử.
- Bối cảnh: sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Quân đội Hoa Kỳ rút khỏi miền Nam Việt Nam, việc quản lý quần đảo Hoàng Sa trở thành việc riêng của chính quyền VNCH. Mỹ rút về đồng nghĩa với việc VNCH mất hẳn sự hỗ trợ về mặt quân sự, vũ khí cũng như kỹ thuật. Các lực lượng Hải Quân tại biển đào lúc này được rút dần về để hỗ trợ các Binh chủng trong cuộc chiến trên đất liên với CSBV. Nhận thấy sự nơi lỏng trong việc quản lý biển đảo, Trung Cộng đã thực hiện một số cuộc xâm lăng nhỏ lẻ với mục đích dần chiếm Hoàng Sa. Năm 1974 chính phủ VNCH cử phái đoàn xuống thăm dò một số đào ở Hoàng Sa để chuẩn bị xây dựng phi trường thì phát hiện của Hải Quân Trung Quốc và giao tranh bắt đầu xảy ra. Với số lượng lớn các đơn vị quân sự có mặt tại Hoàng Sa, VNCH nhận thấy dã tâm đánh chiếm biển đảo ta của Trung Quốc, bằng chứng là chúng đã chiếm và cắm cờ tại các đảo Quang Hòa, Duy Mộc, Vĩnh Lạc thuộc Hoàng Sa.
- Lực lượng tham gia trận Hải chiến: phía Quân lực VNCH có tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), một đại đội hải kích và một số biệt hải. Phía Trung Quốc có Liệp Tiềm Đĩnh số 274, Liệp Tiềm Đĩnh số 271, Tảo lôi hạm 389, 391, Liệp Tiềm Đĩnh số 282, 281, 2 chiến hạm 402, 407, Tiểu Đoàn 4, 5 thuộc Trung đoàn 10 TQLC và 2 đại đội trinh sát. Mặc dù về tương quan lực lượng là khá chênh lệch nhưng không làm nhụt chí các chiến sỹ Hải quân.
- Ngày 19 tháng 1 năm 1974 biệt hải và hải kích VNCH từ HQ-5 đổ quân lên phía Nam đảo Quang Hòa giao tranh với Hải quân Trung Quốc ở phía Bắc đảo. Cuộc giao tranh bước đầu thất bại do quân Trung Cộng quá đông. Cuộc giao tranh thứ hai được triển khai với đội hình chiến hạm. Trong lúc cuộc đọ súng đang diễn ra ác liệt thì Bộ Tư lệnh Hải Quân VNCH nhận được thông báo của Văn Phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết radar đệ thất hạm đội ghi nhận một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MIG từ Hải Nam đang tiến về Hoàng Sa. Bộ Tư lệnh Hải Quân VNCH yêu cầu đệ thất hạm đội hỗ trợ nhưng không thành công. Cuộc giao tranh tiếp tục, hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã bắn trúng hầm máy của chiến hạm Trung Cộng mang số 396, hàng loạt đạn hải pháo sau đó từ HQ-16, HQ-4, HQ-5 bắn trúng tàu địch mang số 271, 274 và 389. Bị thiệt hại nặng Trung Quốc điên cuồng tăng cường lực lượng dồn hỏa lực từ hai chiến hạm 281, 282 vào HQ-10 của ta để trả thù. HQ-10 bị trúng đạn, Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng, một số chiến sỹ hy sinh. Trong tình huống nguy cấp đó, Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng các chiến sỹ thủy thủ đoàn không hề nao núng, vừa lo khắc phục hư hỏng của tàu, vừa tiếp tục chiến đấu chống trả lại hai chiến hạm 281, 282. HQ-10 đã chiến đấu ngoan cường cho đến khi chiến hạm bị liệt máy nghiêng tới mức nguy hiểm thì Hạm trưởng ra lệnh cho binh sỹ đào thoát. Hạm phó Nguyễn Thành Trí xin ở lại nhưng không được chấp thuận vì phải tuân thủ nguyên tắc Hạm phó phải đi với cấp dưới còn Hạm trưởng ở lại hy sinh cùng chiến hạm. Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà đã anh dũng hy sinh sau khi cùng đồng đội đánh chìm 1 chiến hạm của địch và làm bốc cháy nhiều tàu bè khác ngoài khơi đảo Hoàng Sa lúc 14h 52ph ngày 19 tháng 1 năm 1974. Sau đó Thiếu tá Thà đã được chính phủ VNCH truy tặng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc huân chương kèm Anh Dũng bội tinh với nhành dương liễu và truy phong ông hàm Trung tá Hải Quân.
6 quân nhân trong số 74 người đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa |
Một trận đánh xứng đáng được vinh danh trong lịch sử Quân lực VNCH cũng như lịch sử chống xâm lăng hào hùng của dân tộc Việt Nam, 74 người anh hùng đã chiến đấu quên mình để bảo vệ chủ quyền của đất nước Việt Nam. Các anh đã nằm lại nơi biển xa cùng chiến công cuối cùng của mình trong cuộc đời binh nghiệp, trọn vẹn lời thề với dân với nước.
Ozzie Nguyen
(Bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau)
Vinh danh các anh, người lính của chính nghĩa
ReplyDelete