Từ sau Hiệp định Paris 1973, Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam theo thỏa thuận. Quân đội VNCH phải đứng trước nhiều áp lực: vũ khí quân trang cạn kiệt, cố vấn quân sự không còn, CSBV đang tiến dần vào miền Nam Việt Nam. Để phục vụ cho cuộc chiến trên đất liền chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt, hầu hết vũ khí đạn dược và quân được tập trung xung quanh đô thành Sài Gòn, chỉ bố trí lại một số chiến hạm ngoài biển đảo và vùng 1 Duyên Hải. Trung Cộng vốn dĩ đã có âm mưu xâm lược từ lâu, mảnh đất phương Nam màu mỡ của VNCH mà Hoàng Sa là cửa ngõ luôn là miếng mồi béo bở của chúng. Chúng lấy chiêu bài đầu tư cho CSBV đánh VNCH nhằm thực hiện âm mưu này. Năm 1974 nắm được thuận lợi là CSBV đang chiếm ưu thế, còn VNCH thì đang dồn lực đối phó Bắc Việt, chúng đem quân tới Hoàng Sa bất ngờ đánh chiếm Cam Tuyền, Quang Hòa, Duy Mộc, Vĩnh Lạc thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tình hình nguy cấp, ngày 18/1/1974 Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải Quân VNCH bay ra vùng 1 Duyên Hai tại Đà Nẵng để chỉ huy chiến dịch. Tình trạng lực lượng lúc đó chênh lệch khá lớn, số quân của VNCH gần như không đủ để đáp ứng cuộc chiến chống lại đội quân hùng hậu của Trung Cộng, nhưng với tinh thần vì nước vì dân, Quân lực VNCH đã ngoan cường chống trả quân xâm lược. Trận hải chiến diễn ra vào ngày 19/1/1974, hộ tống hạm HQ10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà chỉ huy bị thiệt hại nặng nề, Thiếu tá Thà anh dũng hy sinh. Sự hy sinh của Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà là một bản thiên anh hùng ca bất tử trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt. Trận hải chiến đó đã gây chấn động toàn miền Nam. Báo chí Sài Gòn một mặt ca ngợi quân đội miền Nam anh hùng, một mặt lên án mạnh mẽ dã tâm xâm lược Việt Nam của Trung Cộng. Thế nhưng CSBV lại hoàn toàn im lặng, thậm chí bác bỏ việc lên án Trung Cộng của VNCH. 40 năm qua CSBV vẫn làm cái việc mà họ đã từng làm đó là nhấn chìm và bôi xóa sự thật này.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, bản chất của CS là chỉ "khoe khoang" chiến công và vùi lấp đi những sự thật khác. Bằng chứng là báo đài của Đảng khắp nơi đưa tin về chiến thắng Trung Quốc, cờ hoa biểu ngữ đón chào đoàn quân chiến thắng. Ngay tức thì báo Nhân dân ra ngày 23/2/1979 đã đưa tin Quân đội VN lập chiến công tiêu diệt 160.000 tên địch, tiêu diệt gây thiệt hại 18 Tiểu đoàn, bắn cháy nhiều xe tăng xe bọc thép, xe quân sự... Con số quả là đáng ngưỡng mộ xứng danh quân đội anh hùng đã từng chiến thắng hai đế quốc sừng sỏ... Còn về phía Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình cũng nghênh ngang "đã chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc" và khẳng định "nếu muốn đã tiến thẳng tới Hà Nội". Hai bên cùng khoe khoang sự thắng cuộc của mình nhưng sự thật sau cuộc chiến là gì thì phải đến những năm gần đây mới được phơi bày. Báo SG Tiếp thị ra ngày 9/2/2009 viết: "Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.". Kinh tế Việt Nam bị thiệt hại nặng nề: 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, 41/41 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ, 80000ha hoa màu bị tàn phá, 400000 gia súc bị giết và cướp tại Lạng Sơn, Cao Bằng... nơi mà chúng đi qua. Nhưng con số trên phải đến 30 năm sau mới được công bố, 30 năm CSVN bưng bít sự thật để đạt được điều gì? và có thực sự hiểu bộ mặt thật của người anh em kia không? Chỉ có người dân là chịu đựng tất cả và hiểu hết dã tâm bành trướng của CSQT đầu sỏ.
Trong mấy tháng đầu năm 1988 Trung Quốc đã lấn chiếm một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện này đã bị CSVN bưng bít, dấu diếm suốt hơn 20 năm. Cho đến năm 2009, truyền hình Trung Quốc tung ra một đoạn video hình ảnh các tàu hải quân Trung Quốc tấn công 3 tàu vận tải và tàn sát mấy chục người lính công binh Việt Nam làm đang làm nhiệm vụ xây dựng dưới biển, thì một số người mới biết về trận chiến tại đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988 trong chiến dịch CQ 88 (tức chủ quyền 88) của VN, và 64 chiến sĩ VN đã hy sinh trong trận chiến này.
Ba cuộc chiến tại ba thời điểm khác nhau, dù là quân đội nào cũng đều là cho sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam. Lẽ ra Nhà nước phải vinh danh họ, phải tưởng niệm mỗi năm nhưng do đâu đến nay những việc làm như vậy vẫn bị cấm, hoặc nếu có chỉ là sự manh mún của một vài bộ phận nhỏ dân chúng trong nước và đồng bào ở nước ngoài. Với uy lực của một kẻ đầu sỏ, chúng chi phối CSVN để ngăn cấm đàn áp những hoạt động mang tính chất vinh danh, kỷ niệm như: buộc TP Đà Nẵng hủy "chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và thắp nén hương tri ân hướng về Hoàng Sa", phá buổi lễ tưởng niệm 74 chiến sỹ VNCH đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc. Trước đó một ngày, UBND TPHCM bị yêu cầu không được nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa thời điểm 19/1. Ngày kỷ niệm 35 năm Trung Quốc xâm lược các tỉnh biên giới cũng có nhiều hoạt động phá hoại cuộc biểu tình chống Trung Quốc và lễ truy điệu các chiến sỹ đồng bào đã hy sinh. Thanh niên biểu tình chống Trung Cộng thể hiện tình yêu nước thì bị bắt bớ tù đày điển hình như Phương Uyên, Nguyên Kha, Việt Khang...Phải chăng xương máu chiến sỹ đồng bào đã và đang bỏ lại trên quê hương một cách uổng phí???
(Còn tiếp)
HA
(Bài viết được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)
Ôi Việt Nam quê hương tôi . . . Hãy đọc và suy nghĩ . . .
ReplyDelete